Phát huy tinh thần Đại đoàn kết theo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 

Go88 bạn cũ bấm vào để nhập



Phát huy tinh thần Đại đoàn kết theo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 

19/11/2017

Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Đúc kết từ truyền thống lịch sử đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó”[1], đặc biệt Người còn nhấn mạnh “việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi”[2], “muốn đồng tâm, hiệp lực, bền gan thì ai ai cũng phải hiểu vì sao phải làm, vì sao phải làm ngay không nên người này ngồi chờ người khác. Có như thế, mục đích mới đồng; mục đích có đồng, chí mới đồng; chí có đồng, tâm mới đồng; tâm đã đồng, lại phải biết cách làm thì làm mới chóng”[3]. Vì vậy, tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc trở thành một chiến lược cách mạng nhất quán, có ý nghĩa sống còn, quyết định thành bại của cuộc đấu tranh giải phóng đất nước và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

      

                     Bác Hồ với các nhà ngoại giao quốc tế tại Thủ đô Hà Nội

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải phát huy tinh thần “đại đoàn kết” và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để giữ vững, ổn định, phát triển và tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

  

                   Ảnh trong buổi lễ công bố quyết định trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học

Trong thời gian qua, để phát huy tinh thần đại đoàn kết, nhà trường đã thực hiện: Tuyên bố sứ mạng phát triển của Nhà trường; xây dựng Trường trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trở thành trường trọng điểm Quốc gia theo hướng ứng dụng, đến năm 2030 đạt trình độ ngang bằng với các trường đại học có uy tín trong khu vực và thế giới đào tạo về lĩnh vực giao thông vận tải; đồng thời, huy động trí tuệ, sức mạnh của tập thể cán bộ, giảng viên trong việc xây dựng, đồng bộ và đổi mới các yếu tố cơ bản của giáo dục đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc học phần môn học; Đoàn kết, xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn phù hợp với từng vị trí công việc theo yêu cầu của sứ mạng và mục tiêu phát triển nhà trường. Đây là nội dung trọng tâm trong từng giai đoạn phát triển của Nhà trường, và trong từng giai đoạn đó, nhà trường luôn đề ra chỉ tiêu phất đấu đạt chuẩn về trình độ thạc sĩ, tiễn sĩ và có trình độ ngoại ngữ; Tiếp tục phối hợp với các đơn vị đào tạo và các phương tiện truyền thông đại chúng, linh hoạt các phương pháp để thực hiện tốt công tác tuyển sinh đầu vào (năm học 2017-2018 đạt trên 90% chỉ tiêu tuyển sinh) trong những năm tới; v.v…

Với việc phát huy tinh thần đại đoàn kết để khẳng định nội lực phát triển của nhà trường có tính chất quyết định, thì việc đề cao tinh thần hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo cũng được nhà trường coi trọng. Cụ thể trong lĩnh vực công nghệ giao thông vận tải, nhà trường không ngừng mở rộng, đẩy mạnh việc đoàn kết, hợp tác với các trường đại học tiên tiến có kinh nghiệm về đào tạo lý thuyết gắn với thực hành ứng dụng nghề nghiệp của các nước trong khu vực và trên thế giới như: Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Đài Loan... để trao đổi kinh nghiệm, hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Qua đó, có thể thấy hơn nữa sự nỗ lực đoàn kết trong xây dựng và phát triển nhà trường trở thành trường trọng điểm quốc gia. Năm 2017, nhà trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học, là trường đại học đầu tiên trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và là một trong 15 trường đại học đầu tiên ở Việt Nam được đánh giá và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng bởi một tổ chức kiểm định chất lượng độc lập của Việt Nam, đồng thời là địa chỉ đáng tin cậy trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực công nghệ giao thông vận tải cho đất nước. Tuy nhiên, để đạt được điều này, trong thời gian qua nhà trường cũng đã phải đối diện với không ít những khó khăn, thách thức đặt ra như: trang bị cơ sở vật chất, kĩ thuật; tuyển sinh ở các cơ sở đào tạo, v.v.. đến việc đảm bảo nguồn nhân lực, cơ chế chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của nhà trường.

Vì vậy, trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ công tác giáo dục đào tạo, thu hút sinh viên thông qua các hoạt động của nhà trường; đổi mới công tác quản lý, đảm bảo dân chủ thống nhất trong mọi hoạt động của nhà trưởng; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; đặc biệt là trang bị khả năng ngoại ngữ, đưa cán bộ, giảng viên tham gia học tập các khóa học ngắn hạn để tích lũy tri thức, kinh nghiệm và trau dồi ngôn ngữ, đáp ứng được với yêu cầu phát triển của nhà trường. Để làm được điều này, đòi hỏi có sự chung tay xây dựng và cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức để một mặt nâng cao chất lượng đào tạo và một mặt nâng cao chất lượng  nguồn nhân lực cho Ngành giao thông vận tải. Trong Hội nghị Cán bộ, viên chức năm 2017, PGS.TS Đào Văn Đông – Hiệu trưởng nhà trường đã khẳng định với tinh thần quyết tâm, đoàn kết, chia sẻ của toàn thể cán bộ, viên chức, trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải nhất định sẽ gặt hái nhiều thành công trong thời gian tới./.

                                                                                                                                                                

[1] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.145

[2] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.282

[3] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.282

Ly Kiều