Hạ tầng giao thông đô thị thông minh, xu hướng phát triển và tầm nhìn về một thành phố tương lai
Hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trong trong phát triển đô thị nói chung và trong phát triển đô thị thông minh nói riêng. Ngoài các nội dung phát triển đô thị truyền thống đang được sử dụng, cần thiết phải bổ sung làm rõ và hoàn thiện nội dung để đáp ứng yêu cầu của phát triển đô thị thông minh.
Việt Nam là quốc gia tích cực xây dựng thành phố thông minh với 3 trong số 26 thành phố thuộc mạng lưới thành phố thông minh ASEAN là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đến cuối tháng 6/2020, cả nước có 38/63 tỉnh, thành phố đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Điều này làm phát sinh nhu cầu nguồn nhân lực để quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị thông minh và bền vững, đó cũng là lý do Ngành Hạ tầng giao thông đô thị thông minh ra đời.
1. HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Hạ tầng giao thông gồm các mạng lưới như mạng lưới giao thông, cấp – thoát nước, mạng điện – thông tin liên lạc, cây xanh đều phải được kết nối với nhau dựa vào các ứng dụng của IoT cho từng loại hình cụ thể. Nếu như trước đây, dữ liệu từ những hệ thống trên được truyền về và xử lý trong những mạng riêng biệt thì với mô hình đô thị thông minh, các hệ thống đó phải có nhiệm vụ trao đổi thông tin lẫn nhau trong quá trình xử lý. Và do đó, mức độ thông minh của một đô thị cũng phụ thuộc vào mức độ tương tác giữa các thành phần mạng lưới hạ tầng giao thông với nhau.
Về cơ bản, mỗi mạng lưới là một tập các phần tử hoặc các bộ phận tương tác với nhau để đạt được một mục tiêu cụ thể. Riêng đô thị thông minh, có thể xem là hệ thống phức tạp, hoặc là hệ thống của các hệ thống, nơi mà tất cả các mạng lưới quan hệ với nhau ở những mức độ khác nhau. Do đó, để tối ưu hóa một tập hợp các quy trình cho một thành phố, đòi hỏi phải sử dụng các phải pháp tối ưu hoạt động cho hệ thống để cho đô thị được vận hành theo xu hướng xanh và bền vững.
Mạng IoT hiện nay được xem là giải pháp tất yếu cho kết nối của đô thị thông minh. Nó cơ bản gồm thiết bị cảm biến và thiết bị chấp hành, cùng với môi trường truyền dữ liệu dựa vào giao thức internet. Một hệ thống điều hành đô thị sẽ kết hợp các quá trình xử lý dữ liệu với nhau để đưa ra các kịnh bản vận hành hoạt động đô thị được tốt nhất. Tuy nhiên IoT cho đô thị cũng vướng phải các khó khăn, chẳng hạn như mạng thông tin liên lạc, tính an toàn thông tin, băng thông mạng, tiêu chuẩn hóa các kết nối.
2. TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Từ một xu hướng quản lý và điều hành đô thị xuất phát từ Mỹ, ý tưởng thành phố thông minh đã chuyển từ khái niệm thành một hướng phát triển chủ đạo mang tính quốc tế trong vòng một thập niên qua, giúp các đô thị tối ưu hóa các nguồn lực và phát triển bền vững.
Việc phát triển thành phố thông minh đã và đang được Chính phủ Việt Nam quan tâm đẩy mạnh. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 3 đô thị thông minh tại ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung, đến năm 2030 sẽ hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Với xu hướng trên, nhân lực ngành Hạ tầng giao thông độ thị thông mình thật sự cần thiết trong hiện tại và tương lai. Có thể thấy rằng đây là một lĩnh vực mới không chỉ liên quan đến ngành hạ tầng đô thị mà còn cả thiết kế, xây dựng-quản lý khai thác và vận hành hạ tầng giao thông đô thị. Với lợi thế kinh nghiệm về đào tạo kỹ sư công trình giao thông, Đại học Công nghệ GTVT sẽ là một trong những địa chỉ tin cậy để phát triển chương trình đào tạo về kỹ sư hạ tầng giao thông đô thị thông minh.
Khoa Công trình