Ngành CNKT xây dựng đường sắt và Metro
- Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật xây dựng Đường sắt và Metro
- Mã ngành: D510104
- Thời gian học tập: 4,5 năm
- Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Giao thông
Ngành Công nghệ kỹ thuật Đường sắt và Metro là gì?
Công nghệ kỹ thuật đường sắt và Metro ngành sản xuất vật chất đặc biệt, đó là xây dựng các các tuyến đường sắt thông thường, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị phục vụ sự đi lại của con người, đặc biệt là các thành phố lớn đông đúc cũng như phục vụ vận chuyển hàng hóa để phát triển kinh tế xã hội.
Ảnh minh họa
Triển vọng nghề nghiệp
- Kỹ sư khảo sắt lập dự án
- Kỹ sư thiết kế, lựa chọn các phương án công trình
- Lập dự toán, tính toán tổng mức đầu tư, Thuyết trình, báo cáo phương án thiết kế
- Tư vấn chủ đầu tư, nhà thầu thi công về các giải pháp kỹ thuật và thi công
- Tư vấn xử lý các sự cố thi công
- Lập các phương án thi công phù hợp
- Bóc tách khối lượng chi tiết từng hạng mục
- Lập tiến độ thi công và thực hiện theo đúng tiến độ
- Kỹ sư hiện trường, thực hiện chỉ đạo, giám sát kỹ thuật thi công đảm báo chất lượng và tiến độ công trình
- Thiết kế hoàn công sau khi xây dựng xong công trình …
- Kiểm tra đánh giá chất lượng công trình
- Lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa công trình nhằm đảm bảo an toàn đường sắt
- Tổ chức thực hiện công tác duy tu, sửa chữa công trình
- Nghiệm thu công tác duy tu, sửa chữa
Cấu trúc chương trình
Chương trình đào tạo ngành CNKT xây dựng Đường sắt và Metro: 4.5 năm (Toàn thời gian)
Chương trình được xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo định hướng ứng dụng, có sự tham khảo CTĐT của các Trường đại học có uy tín trong nước có cùng lĩnh vực đào tạo với Nhà trường. Đồng thời tham khảo CTĐT của một số trường đại học có uy tín của một số nước tiên tiến trên thế giới, như trường đại học Gunma, Hiroshima - Nhật Bản, Đại học tổng hợp Kỹ thuật Giao thông đường bộ Matxcova (MADI), Đại học Valenciennes, Đại học Cergy-Pontoise, Viện khoa học ứng dụng quốc gia Pháp, Viện nghiên cứu KRRI - Hàn Quốc, Trường ĐH GTVT Tây Nam Thành Đô - Trung Quốc.
Kỹ năng của sinh viên sau khi tốt nghiệp
- Khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình xây dựng: cầu, đường sắt, hạ tầng kỹ thuật...
- Quản lý dự án, quản lý khai thác, kiểm định chất lượng công trình
- Ứng dụng tiến bộ KHKT trong xây dựng, quản lý công trình
Mức lương Ngành đường sắt Metro
Ngành Đường sắt, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao, Metro đòi hỏi cao về công nghệ và có yếu tố nước ngoài nên mức lương thường dao động trong khoảng 8-20 triệu tùy thuộc vào vị trí công việc.
Ngành Đường sắt Metro có thể học ở đâu?
Ngành Đường sắt nói chung và Metro hay đường sắt tốc độ cao nói riêng có tính đặc thù rất cao nên không có nhiều trường đào tạo. Tại Hà Nội có chỉ có duy nhất 2 trường đại học đào tạo về ngành này là:
- Khoa Công trình, trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.
- Khoa Công trình, trường Đại học Giao thông Vận tải
Điều kiện đăng ký xét tuyển
Các tổ hợp môn xét tuyển:
- Toán, Lý, Hóa
- Toán, Lý, Anh
- Toán, Hóa, Anh
- Toán, Văn, Anh
Phương thức xét tuyển: Thí sinh có nguyện vọng có thể đăng ký theo 03 phương thức gồm:
- Xét tuyển thẳng kết hợp
- Xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia.
- Xét tuyển học bạ
Tham khảo thêm: Tuyển sinh đại học 2019
Địa điểm nhận hồ sơ và điện thoại liên hệ:
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024.35526713 hoặc 024.38547536
- Cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc: 278 Lam Sơn, Đồng Tâm, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Điện thoại: 0211.3867404 hoặc 0211.3717229
- Cơ sở đào tạo Thái Nguyên: Phú Thái, Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.3856545 hoặc 0208.3746089