Bộ môn Công nghệ kỹ thuật môi trường - Department of Environmental Engineering Technology

Go88 bạn cũ bấm vào để nhập



Bộ môn Công nghệ kỹ thuật môi trường - Department of Environmental Engineering Technology

23/03/2016

I. Địa chỉ
 - Phòng 206.A4, Trường Đại học Công nghệ GTVT số 54 Triều Khúc -Thanh Xuân - Hà Nội
 - Email: [email protected]
II. Đội ngũ giảng viên
  Bộ môn công nghệ kỹ thuật môi trường hiện có 09 giảng viên, trong đó có 2 Tiến sĩ và 7 Thạc sĩ.

STT  Họ và Tên Chức vụ Học hàm học vị Số ĐT Địa chỉ Email Ảnh đại diện

1


Lư Thị Yến

Phó bộ môn, Phụ trách bộ môn

TS

0983069486

[email protected]

2

TS. Nguyễn Song Dũng

Giảng viên

TS

0913232480

[email protected]

3 Phạm Thị Huế Giảng viên ThS 0983084478 [email protected]

4

Lê Hoàng Anh

Giảng viên

ThS

0902061479

[email protected]

5

Nguyễn Thị Phương Dung

Giảng viên

ThS

0914284083

[email protected]

6

Nguyễn Văn Thịnh

Giảng viên

ThS

0936392139

[email protected]

7

Lê Xuân Thái

Giảng viên

ThS. NCS

0916110708

[email protected]

8

Nguyễn Phương Nhung

Giảng viên

Ths

0973054447

[email protected]

9

Chu Phương Nhung

Giảng viên

Ths

0986721472

[email protected]

III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Đào tạo kỹ sư trình độ Đại học chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường trong xây dựng công trình giao thông. Bên cạnh đó bộ môn còn tham gia đào tạo cho trình độ Cao đẳng, chuyển tiếp liên thông liên bậc Đại học đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao của người học.

Thời gian và quy mô đào tạo: 4 năm gồm 3,5 năm học các kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và 1 kỳ thực tập và thiết kế đồ án tốt nghiệp.

Ngoài giảng dạy, bộ môn còn hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý về môi trường, các Công ty Tư vấn môi trường, các đơn vị sự nghiệp về môi trường …Các chương trình hợp tác của Nhà trường với các trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu, các công ty trong nước và trên thế giới góp phần đẩy mạnh sự hợp tác, giao lưu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất thực tế, nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường trong xây dựng công trình giao thông sẽ được trang bị các kiến thức về khoa học cơ bản, cơ sở cần thiết; chuyên môn toàn diện; năng lực thực hành nghề nghiệp cơ bản; năng lực tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học công nghệ môi trường trong ngành giao thông; có đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

IV. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp, các Kỹ sư công nghệ môi trường có thể làm việc tại doanh nghiệp, các công ty tư vấn về môi trường, ban quản lý dự án, viện nghiên cứu, trung tâm kiểm định đánh giá chất lượng môi trường; các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường như Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải.., các Sở, phòng ban về môi trường tại các tỉnh, thành trong cả nước; giảng viên giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ trong lĩnh vực môi trường.

Một số hình ảnh minh họa về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Quản lý Nhà nước về môi trường

Quản lý, giám sát, kiểm soát môi trường tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp…

 

Công tác tại các đơn vị tư vấn (tư vấn lập quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, lập hồ sơ quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, xin phép xả nước thải…)

  

Giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo, truyền thông chuyên ngành CNKT Môi trường

  

Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế, lắp đặt, vận hành, chuyển giao công nghệ các công trình, thiết bị xử lý môi trường

V. CƠ SỞ VẬT CHẤT

Phòng thí nghiệm của bộ môn Công nghệ kỹ thuật môi trường được trang bị đầy đủ các thiết bị thí nghiệm hiện đại nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên của trường. Bên cạnh đó đáp ứng đầy đủ năng lực cho các dịch vụ sản xuất kinh doanh của nhà trường, khoa Công trình và bộ môn.

DANH MỤC THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM MÔI TRƯỜNG

STT

Tên thiết bị

Mã sản phẩm/Xuất xứ

I. Môi trường nước

1

Máy đo pH/Nhiệt độ/ORP cầm tay

HI9829/Hanna Instruments/ Rumani

2

Nhiệt kế chịu nhiệt đến 100oC

Việt Nam

3

Thiết bị đo dầu trong nước

TD500D Turner Designs / Mỹ

4

Bộ lấy mẫu nước nằm ngang

1130-G42  Wildco / Mỹ

5

Bộ lấy mẫu nước thải

WS700  Global Water/Mỹ

6

Ống thu Vladimirov

Việt Nam

7

Lưới phiêu thực

21-A15  Wildco / Mỹ

8

Bộ lấy mẫu sinh vật phù du

Plankton Net Winlab /Đức

9

Tủ lạnh giữ mẫu

Alaska/Nhật-Trung Quốc

10

Tủ làm lạnh sâu

Angelantoni/Áo

11

Tủ bảo quản mẫu

Evermed/Ý

11

Máy hấp phụ nguyên tử

AAS 7000 Shimadzu/Nhật

12

Máy trắc quang

712000 LovibondTM /Pháp

13

Bộ đo BOD 6 chỗ

2444406 LovibondTM/ Đức

14

Tủ ấm BOD

FOC 120E VELP/Italia

15

Máy đo pH và đa chỉ tiêu để bàn

HI 4522 Hanna/Mỹ

16

Thiết bị xác định Coliform

MEL/MF Hach / Mỹ

17

Máy đếm khuẩn lạc kỹ thuật số

2252102  Hach /Mỹ

18

Tủ cấy vi sinh

ICP260 Memmert/Đức

19

Kính hiển vi điện tử

Meiji/Nhật Bản

20

Tủ hấp tiệt trùng

Hirayama/Nhật Bản

II. Môi trường khí

21

Thiết bị đo độ rung

VM 82 RION/Nhật

22

Máy đo khí thải ống khói

Testo 350 Testo/Đức

23

Thiết bị đo khí hiện trường

DirectSence TOX GrayWolf/ Mỹ/ Ailen

24

Thiết bị đo bụi hiện số

LD-3B Sibata/Nhật

25

Thiết bị đo khí môi trường xung quanh đa chỉ tiêu

ChemPro100i Environics/Phần Lan

26

Thiết bị lấy mẫu bụi

LV-20P Sibata/Nhật

III. Môi trường đất

27

Thiết bị đo độ ẩm của đất

MO750 Extech/Mỹ-Đài Loan

28

Máy đo độ dẫn điện của đất cầm tay

HI993310 Hanna/Rumani

29

Máy đo pH của đất cầm tay

HI99121 Hanna/Rumani

30

Máy ảnh GPS

Sony/Nhật

31

Máy đo độ dẫn điện đất

WET 2 Sensor Delta/Anh

32

Thiết bị lấy mẫu đất đa năng

99026-40 Cole Parmer / Mỹ

33

Bộ lấy mẫu bùn và trầm tích

196-B12 Wildco/Mỹ

34

Thiết bị lắc rây

TSS-200 MRC/Israel

35

Lò nung phá hủy mẫu đất

LH 15/14 Nabertherm/Đức

36

Hệ thống chiết béo Soxhlet

EV6 All/16 Gerhardt, Đức

37

Máy nghiền mẫu

Retsch/Đức

38

Cân kỹ thuật

Sartorius/Đức

39

Cân phân tích

Sartorius/Đức

40

Tủ sấy

UN 160 Memmert/Đức

41

Tủ hút khí độc

Esco/Singapore-Indonesia

42

Máy li tâm lạnh

Hettich/Đức

43

Tủ chứa hóa chất có khử mùi

Việt Nam

44

Máy cất nước 2 lần

Barnstead Smart2Pure Thermo/Mỹ

45

Máy khuấy từ gia nhiệt

IKA/Đức-Trung Quốc-Malaysia

46

Máy lắc

IKA/Đức-Trung Quốc-Malaysia

Một số hình ảnh phòng thí nghiệm Môi trường:

VI. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ BỘ MÔN

   

Hoạt động của sinh viên lớp Môi trường hưởng ứng “Hội nghị Môi trường Toàn quốc lần thứ IV”

Sinh viên lớp Môi trường hưởng ứng chiến dịch làm sạch Hồ Gươm

  

Tìm hiểu để tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên

Đoàn công tác Hàn Quốc tham quan phòng thí nghiệm

 

          

Phân tích các thông số môi trường trong phòng thí nghiệm

  

Đánh giá tác động môi trường tuyến Quốc lộ 15D Quảng Trị từ đường mòn HCM sang cửa khẩu Lalay với Lào

Đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái – tâm linh Tây Yên Tử”

Đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư xây dựng Lô C37, khu đô thị hai bên đường Lê Trọng Tấn”

Đánh giá tác động môi trường dự án “ Đầu tư xây dựng khu đô thị Goden City An Giang thuộc khu liên hợp văn hóa, thể thao, dịch vụ, hội chợ và triển lãm phường Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên”

Quan trắc môi trường định kỳ nhà máy nhiệt điện Đông Triều, Quảng Ninh

  

Tham quan hệ thống xử lý chất thải của nhà máy sản xuất gạch Tuynel

VII. CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU

1. Lĩnh vực quản lý môi trường:

- Xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường và năng lượng.

- Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn và các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

-  Phát triển và ứng dụng các công cụ kinh tế và pháp luật trong quản lý môi trường.

-  Quản lý và tái sử dụng chất thải sinh hoạt, công nghiệp và xây dựng.

-  Các nghiên cứu ứng dụng các mô hình dự báo và quản lý chất lượng môi trường không khí, nước, chất thải rắn.

2. Lĩnh vực công nghệ môi trường:

Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của bộ môn tập trung vào các lĩnh vực: đánh giá hiện trạng ô nhiễm, nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải, thu hồi và tái sử dụng chất thải xây dựng, nghiên cứu và ứng dụng nhiêu liệu thân thiện với môi trường, phát triển các loại vật liệu, phương pháp, công nghệ xử lý chất thải, đặc biệt là công nghệ sinh học và các công nghệ xử lý tiên tiến kết hợp cơ, hóa, lý thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bên cạnh đó, bộ môn còn tiến hành các nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa  ô nhiễm môi trường và các hoạt động xây dựng, vận hành công trình giao thông.

Bộ môn cùng Phòng thí nghiệm Môi trường sẵn sàng cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ và thực hiện các công trình xử lý chất thải trong các công trình giao thông như xây dựng đường bộ, xây dựng cầu, đường sắt....

VIII. MỘT SỐ ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

  1. Lư Thị Yến, “Эффективность очистки сточных вод от ионов аммония щелочно активированным алюмосиликатным сорбентом”, Экология и промышленность России (2012).
  2. Hiệu quả xử lý ion amoni trong nước thải của vật liệu hấp phụ aluminosilicat kiềm hoạt hóa”, Tạp chí Sinh thái học và công nghiệp nước Nga (2012).
  3. Lư Thị Yến, “Contribution of Ion-Exchange and Non-Ion-Exchange Reactions to Sorption of Ammonium Ions by Natural and Activated Aluminosilicate Sorbent”, Journal of Applied Chemistry (2013).
  4. Lư Thị Yến, “Nghiên cứu sự hấp thu các khí thải giao thông CO, NOx, fomandehit, hidrocacbon trên bề mặt lá cây”, Đề tài NCKH Cấp cơ sở (2013).
  5. Lê Xuân Thái, “Xây dựng lồng ghép nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động đào tạo ngành Cơ khí GTVT”, Đề tài NCKH cấp Bộ (2013).
  6. Lê Xuân Thái, “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng phương tiện giao thông phi cơ giới (Non – motorized) nhằm tiết kiệm nhiên liệu giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hạn chế ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn”, Dự án cấp Bộ (2014).
  7. Lê Xuân Thái, “Quy hoạch cây xanh cho các tuyến đường bộ hướng tới phát triển đô thị xanh bền vững”, Tạp chí Môi trường (2015).
  8. Nguyễn Phương Nhung, “Điều tra, đánh giá hiện trạng các nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, phục vụ lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt; Đề xuất các giải pháp xử lý, khôi phục”, Đề tài NCKH Cấp tỉnh (2011).
  9. Nguyễn Phương Nhung, “Ứng dụng mô hình toán khôi phục số liệu dòng chảy nghiên cứu đặc điểm dòng chảy năm lưu vực sông Cầu”, Đề tài NCKH Cấp cơ sở (2014).
  10. Nguyễn Phương Nhung, “”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ (2012).
  11. Chu Phương Nhung, “Tìm hiểu khả năng tích tụ kim loại nặng Pb, Cd của bèo hoa dâu và cỏ hương bài”, Đề tài NCKH Cấp cơ sở (2010).
  12. Hoàng Ngọc Minh, “Nghiên cứu xây dựng phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị.”, Đề tài NCKH Cấp bộ (2013).
  13. Hoàng Ngọc Minh, “Nghiên cứu tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà ở thành phố Hà Nội”, Đề tài NCKH Cấp Thành phố (2010).
  14. Hoàng Ngọc Minh, “Báo cáo Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Kế hoạch hành động tái định cư dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội theo Tuyên bố Chính sách An toàn 2009 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)”, Đề án thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) (2011).