Bộ môn Đo Đạc và Khảo sát Công trình

Go88 bạn cũ bấm vào để nhập



Bộ môn Đo Đạc và Khảo sát Công trình

21/03/2016

I. Địa chỉ, cơ sở vật chất:
   Văn phòng bộ môn, phòng thiết bị:

       - Văn phòng bộ môn: Phòng 302 A4 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải - Số 54 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà Nội
       - Phòng máy tại cơ sở đào tạo Hà Nội : Phòng 304 A5
       - Phòng máy tại cơ sở Vĩnh Yên: Phòng 202 B2
  Thiết bị: Bộ môn được trang bị những thiết bị hiện đại và thông dụng nhất đang được sử dụng trong lĩnh vực đo đạc, khảo sát, quan trắc biến dạng công trình tại Việt Nam:
       - Máy thu GNSS: 10 antena (2 tần)
       - Toàn đạc điện tử: 30 bộ (Độ chính xác 3’’ đến 5”)
       - Kinh vĩ điện tử: 30 bộ (Độ chính xác 5”)
       - Thủy bình điện tử: 5 bộ
       - Thủy bình quang: 30 bộ
       - Máy đo sâu hồi âm: 1 máy…
   Phần mềm: Các phần mềm bản quyền liên quan đến xử lý số liệu đo, biên tập địa hình: GNSS solution; Civil 3D; Topo; Nova; ADS civil…
II. Đội ngũ Cán bộ - Giảng viên:
         - Bộ môn Đo đạc – Khảo sát công trình gồm 11 cán bộ giảng viên. Trong đó có 02 NCS, 05 thạc sỹ, 03 kỹ sư và 01 cử nhân. Danh sách bộ môn:

Ths.NCS Nguyễn Thị Loan
Chức vụ: Phó trưởng bộ môn

 


Ths. Hoàng Văn Chung

 


 

Ths.NCS Ngô Hoài Thanh

Ths. Nguyễn Tuấn Ngọc

Ks. Lưu Ngọc Quang

Ths. Nguyễn Trọng Tuấn

Ths. Vũ Ngọc Quang

Ths. Nguyễn Thanh Hòa

Ks. Kiều Văn Cẩn

KS. Phan Văn Thoại

CN. Nguyễn Trọng Giáp

 

III. Hoạt động giảng dạy, bài giảng - Giáo trình
     Các loại hình giảng dạy:

     - Giảng dạy các học phần theo chương trình đào tạo của Nhà trường bao gồm: Trắc địa; Thực hành trắc địa; Thực tập khảo sát thiết kế cầu đường; Thực tập khảo sát thiết kế cầu; Thực tập khảo sát thiết kế đường; Thực tập khảo sát thiết kế cầu cảng; Công nghệ đo đạc hiện đại trong công trình giao thông (trình độ Thạc sỹ); An toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng.
     - Giảng dạy ngắn hạn bao gồm: Lớp ngắn hạn về sử dụng các thiết bị đo đạc cơ bản và nâng cao trong khảo sát địa hình và xây dựng công trình; lớp ngắn hạn sử dụng phần mềm biên tập địa hình; lớp ngắn hạn dụng phần mềm xử lý số liệu thu tín hiệu vệ tinh GNSS thành lập lưới khống chế.
     - Chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ đo đạc hiện đại theo đặt hàng của các đơn vị sản xuất.
     Bài giảng - Giáo trình – tài liệu đã xuất bản:  
     - Giáo trình trắc địa;
     - Giáo trình hướng dẫn thực hành trắc địa;
     - Video hướng dẫn thực hành sử dụng các thiết bị:Thủy bình, Kinh vĩ, Toàn đạc điện tử và máy thu GNSS;
     - Tài liệu biên dịch hướng dẫn sử dụng một số thiết bị;
     - Giáo trình an toàn lao động trong xây dựng.
IV. Hoạt động NCKH, Sản suất và chuyển giao công nghệ
     - Hoạt động NCKH:
Phối hợp thực hiện các nội dung liên quan đến khảo sát, quan trắc chuyển vị trong các đề tài NCKH từ cấp trường, Bộ, cấp Nhà nước: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ neo trong đất để gia cố đê biển sử dụng làm nền đường ô tô ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, BĐKH-36 (cấp Nhà nước); Nghiên cứu ứng dụng công nghệ "Do-nou" trong xây dựng đường Giao thông nông thôn ở Việt Nam, DT 134045 (cấp Bộ); Kết hợp viện Hàn lâm khoa học và công  nghệ Việt Nam thu thập số liệu vệ tinh tổng hợp GPS và Glonass phục vụ đề tại NCKH cấp viện…
    - Hoạt động sản xuất: Tham gia đo đạc khảo sát, kiểm định công trình:  Đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 38 đoạn qua địa phận Bắc Ninh; khảo sát, mở rộng cơ sở đào đạo trường Đại học Công nghệ GTVT…
    - Hoạt động chuyển giao công nghệ:  Chuyển giao công nghệ đo GPS –RTK phục vụ thành lập đường chuyền 2 và bố trí tim tuyến đường cho công ty cổ phần TAFCO Hà Nội…
Một số hình ảnh hoạt động của bộ môn