Thông báo tuyển sinh khóa đào tạo chứng chỉ mạng CCNA

Go88 bạn cũ bấm vào để nhập



Thông báo tuyển sinh khóa đào tạo chứng chỉ mạng CCNA

08/12/2016

THÔNG BÁO TUYỂN SINH KHÓA ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ MẠNG CCNA

            Với mục tiêu đáp ứng nhân sự có kỹ năng thực hành cao cho ngành Công nghệ thông tin nói chung và Truyền thông Mạng máy tính nói riêng, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành dành cho sinh viên đang theo học các chuyên ngành Hệ thống thông tin, Truyền thông Mạng máy tính và Điện tử viễn thông cũng như sinh viên các ngành khác trong và ngoài trường có nhu cầu học tập và ôn thi chứng chỉ mạng CCNA của CISCO, Khoa Công nghệ thông tin mở các khóa học và ôn thi chứng chỉ mạng CCNA.

Đến với các khóa học trên, sinh viên sẽ được tiếp cận với những kiến thức chuyên ngành gắn liền với thực tế, bên cạnh đó là hệ thống phòng lab với các thiết bị thực hành giúp sinh viên được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế trong tương lai. Kết thúc khóa học, sinh viên có nhu cầu thi lấy chứng chỉ quốc tế sẽ được hưởng ưu đãi, mức giảm lệ phí thi đến 58% so với lệ phí thi ban đầu (295$).

Đối tượng tham gia: Tất cả sinh viên các chuyên ngành Hệ thống thông tin, Truyền thông Mạng máy tính, Điện tử viễn thông và các bạn yêu thích Công nghệ Mạng, Quản trị Mạng trong và ngoài trường.

Thời lượng (bao gồm cả thời gian thực hành ngoài giờ với thiết bị thật): 240 tiết.

04 kỳ học, mỗi kỳ học 15 buổi. Mỗi buổi 4 tiết.

Số lượng: 20 ~ 25 SV/1 lớp.

Học phí: Sinh viên có thể đóng học phí theo từng kỳ học hoặc đóng cả khóa.

  • 3.600.000 VND / khóa
  • 1.000.000 VND / kỳ học

Ưu đãi:

  • Giảm 5% cho sinh viên đến đăng ký tại Văn phòng khoa (403-H1)

(Áp dụng từ ngày 15/12/2016 đến hết ngày 15/2/2017).

Thời gian: Dự kiến khai giảng ngày 15/01/2017.

Địa điểm: Phòng 501-A5, trường Đại học Công nghệ GTVT, 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội.

Chú ý:

  1. Đối với những bạn là Sinh viên của trường Đại học Công nghệ GTVT được miễn học phí kỳ học đầu. (Đăng ký đóng tiền trước 1 kỳ học tiếp theo).
  2. Đối với những bạn là Sinh viên của trường Đại học Công nghệ GTVT đang theo học chuyên ngành: Hệ thống thông tin, Truyền thông Mạng máy tính, Điện tử viễn thông được miễn học phí hai kỳ học đầu. (Đăng ký đóng tiền trước 2 kỳ học còn lại).

 

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC CCNA

 KỲ HỌC 1: CƠ BẢN VỀ MẠNG MÁY TÍNH

  1. Khám phá hệ thống mạng máy tính.
  2. Cấu hính hệ điều hành mạng.
  3. Giao thức mạng và quá trình truyền thông.
  4. Tầng truy nhập mạng.
  5. Công nghệ Ethernet.
  6. Tầng mạng, Tầng tuyền tải.
  7. Địa chỉ Ipv4 và Ipv6.
  8. Quy hoạch địa chỉ IP.
  9. Tầng ứng dụng.
  10. Xây dựng và phát triển hệ thông mạng.
  11. Một số công cụ sử lý sự cố (Traceroute, Debugging…).

KỲ HỌC 2: CÁC KỸ THUẬT ĐỊNH TUYẾN VÀ CHUYỂN MẠCH CƠ BẢN

  1. Giới thiệu về mạng chuyển mạch.
  2. Chuyển mạch trên switch và cấu hình cơ bản.
  3. Mạng LAN ảo – VLANs.
  4. Các khái niệm cơ bản về giao thức định tuyến.
  5. Định tuyến giữa các giao thức định tuyến.
  6. Định tuyến giữa các mạng LAN ảo.
  7. Định tuyến tĩnh.
  8. Giới thiệu về định tuyến động.
  9. OSPF đơn vùng (OSPFv2 và OSPFv3).
  10. Kỹ thuật điều khiển truy cập (ACL).
  11. Dịch vụ cấp phát địa chỉ IP động – DHCP.
  12. Kỹ thuật chuyển đổi địa chỉ cho Ipv4.
  13. Khôi phục Password.

KỲ HỌC 3: MỞ RỘNG HỆ THỐNG MẠNG

  1. Giới thiệu về mạng chuyển mạch.
  2. Giao thức VTP, DTP, Extended VLAN.
  3. Dự phòng trong mạng LAN.
  4. Triển khai HSRP, công nghệ Stack.
  5. Sử dụng hiệu quả đường truyền bằng Link Aggregation.
  6. Mạng không dây.
  7. Xử lý sự cố trong OSPF đơn vùng.
  8. OSPF đa vùng (OSPFv2 và OSPFv3).
  9. Xử lý sự cố trong hệ thống OSPF đa vùng.
  10. Giao thức định tuyến EIGRP (IPv4 và IPv6).
  11. Cấu hình nâng cao EIGRP.
  12. Quản lý tệp hệ điều hành IOS.

KỲ HỌC 4: KẾT NỐI MẠNG

  1. Thiết kế mô hình mạng phân cấp.
  2. Kết nối mạng diện rộng WAN.
  3. Cấu hình cho lên kết Serial WAN.
  4. Công nghệ Frame Relay.
  5. Kỹ thuật chuyển đổi địa chỉ IP cho IPv4.
  6. Giải pháp mạng băng rộng (Triển khai PPPoE và eBGP).
  7. Bảo mật cho kết nối Site-to-Site, kỹ thuật DMVPN.
  8. Giám sát quản lý hệ thống mạng, triển khai SPAN.
  9. Đảm bảo chất lượng dịch vụ.
  10. Mạng điều khiểu bằng phần mềm.
  11. Xử lý sự cố trong hệ thống mạng.
  12. Hiểu được các tiêu chí khi lựa chọn thiết bị mạng và công nghệ WAN để đáp ứng yêu cầu mạng.
  13. Cấu hình và khác phục lỗi trên các thiết bị mạng và các lỗi tại các giao thức.
  14. Cấu hình bảo mật IPSec và mạng riêng ảo VPN trong mô hình phức tạp.