Quy định về hoạt động KHCN của Go88 bạn cũ

Go88 bạn cũ bấm vào để nhập



Quy định về hoạt động KHCN của Go88 bạn cũ

20/12/2016

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1788/QĐ-ĐHCNGTVT, ngày 02 tháng 7 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải)

Chương 1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định các hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) trong trường Đại học Công nghệ GTVT, bao gồm:

- Định hướng phát triển và kế hoạch khoa học & công nghệ;

- Thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ;

- Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ;

- Khen thưởng và xử lý vi phạm.

2. Quy định này áp dụng đối với cán bộ, giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, người học trong trường Đại học Công nghệ GTVT và các tổ chức, cá nhân bên ngoài tham gia hoạt động KHCN trong Trường.

Điều 2. Vị trí, vai trò của hoạt động khoa học và công nghệ

1. Hoạt động KHCN là một trong các nhiệm vụ chính của trường Đại học Công nghệ GTVT.

2. Hoạt động khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao của trường Đại học Công nghệ GTVT, góp phần thúc đẩy phát triển ngành GTVT và kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều 3. Mục tiêu hoạt động khoa học và công nghệ

1. Hoạt động khoa học và công nghệ nhằm tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản phẩm mới, góp phần hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học (NCKH) cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, người học và nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Ứng dụng tri thức, công nghệ mới và tạo ra phương thức, giải pháp mới phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, góp phần tạo cơ sở cho hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.

3. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, đóng góp và phát triển kho tàng tri thức, công nghệ của nhân loại.

Điều 4. Nội dung hoạt động khoa học và công nghệ

1. Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ cho từng giai đoạn và kế hoạch khoa học và công nghệ cho 5 năm, hằng năm.

2. Đề xuất, tham gia tuyển chọn, triển khai thực hiện và tổ chức quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, các lĩnh vực nghiên cứu.

3. Hỗ trợ đăng ký và bảo vệ sở hữu trí tuệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

4. Ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng các vườn ươm công nghệ, gắn phát triển công nghệ với tạo sản phẩm mới có khả năng thương mại cao; thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ.

5. Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, liên ngành và chuyên ngành phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

6. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh - sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

7. Tiến hành các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ.

8. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ của Nhà trường; trao đổi thông tin khoa học và công nghệ với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước.

9. Xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm.

10. Triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ khác.

Điều 5Tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ

1. Hằng năm, Nhà trường trích ít nhất 2% kinh phí chi tiêu thường xuyên (không bao gồm quỹ lương) dành cho hoạt động KHCN.

2. Tài chính cho hoạt động KHCN gồm các nguồn:

a) Từ ngân sách nhà nước;

b) Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài;

c) Từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ các cấp (quốc gia, bộ, ngành, tỉnh, thành phố, trường đại học, doanh nghiệp);

d) Thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

đ) Trích từ nguồn thu hợp pháp của Nhà trường;

  e) Huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác.

3. Kinh phí cho các đề tài cấp trường được cấp theo hợp đồng thực hiện đề tài và được quyết toán theo quy định tài chính hiện hành. Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm quyết toán với Phòng Tài chính - Kế toán.

Các đề tài cấp Trường nếu có phát sinh về vật tư, trang thiết bị, thuê nhân công,… chủ nhiệm đề tài phải làm báo cáo dự toán đề xuất gửi về Phòng KHCN - HTQT để trình Ban Giám hiệu xem xét quyết định.

4. Các hợp đồng thực hiện đề tài KHCN với đơn vị bên ngoài Trường (không phải là hợp đồng kinh tế) do Nhà trường làm cơ quan chủ trì (hoặc chủ quản), kinh phí do cơ quan bên ngoài cấp phải chuyển về tài khoản của Trường. Mức quản lý phí đối với các đề tài thuộc phạm vi quản lý của Nhà trường được quy định theo các quy định tài chính hiện hành. Kinh phí có được do cơ quan cấp trên hoặc đơn vị ngoài Trường khen thưởng cho đề tài thuộc quyền sử dụng của những người thực hiện đề tài.

5. Chi cho hoạt động khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước và từ các nguồn thu hợp pháp của Nhà trường được áp dụng theo các quy định hiện hành của Nhà nước và quy định của Trường Đại học Công nghệ GTVT.

 

Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KẾ HOẠCH  KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 6. Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ  

Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ dài hạn từ 10 năm đến 20 năm trên cơ sở chiến lược phát triển của trường Đại học Công nghệ GTVT; chiến lược phát triển của ngành Giao thông vận tải; của tỉnh, thành phố (những nơi có cơ sở đào tạo của Nhà trường); chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều 7. Xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ  

1. Xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ cho 5 năm và hằng năm trên cơ sở định hướng phát triển khoa học và công nghệ của trường Đại học Công nghệ GTVT; định hướng, mục tiêu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của nhà nước, bộ, ngành, tỉnh, thành phố và nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp.

2. Kế hoạch khoa học và công nghệ được xây dựng theo các nội dung hoạt động khoa học và công nghệ trong Nhà trường và thực hiện tiến độ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 8. Nội dung kế hoạch khoa học và công nghệ  

Nội dung kế hoạch khoa học và công nghệ bao gồm xây dựng các nhiệm vụ:

1. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ các cấp (cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh thành, cấp Trường) bao gồm đề tài, chương trình, dự án sản xuất thử nghiệm, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khác.

2. Sở hữu trí tuệ; ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ; tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo.

3. Đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ quản lý và nghiên cứu khoa học.

4. Các dự án đầu tư phát triển, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm, liên ngành và chuyên ngành.

5. Nghiên cứu khoa học của học sinh - sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và giảng viên trẻ.

6. Hợp tác khoa học và công nghệ trong và ngoài nước.

7. Thông tin khoa học và công nghệ.

8. An toàn - Vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.

9. Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng sản phẩm.

10. Nhiệm vụ về quản lý khoa học và công nghệ.

11. Tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ.

12. Tổng kết nhiệm vụ KHCN hằng năm và theo giai đoạn.

13. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác.

Điều 9.  Quy trình xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ hằng năm

1. Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ

a) Hằng năm, căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ của nhà nước, bộ, ngành, tỉnh, thành phố; nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, các đơn vị trong Trường đề xuất nhiệm vụ KHCN, phòng KHCN-HTQT tập hợp và trình với các cơ quan quản lý.

b) Hằng năm căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ của Trường, trường Đại học Công nghệ GTVT xác định nhiệm vụ KHCN cấp Trường và các nội dung hoạt động khoa học và công nghệ khác.

2. Tham gia tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Căn cứ vào danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được các cấp quản lý (cấp nhà nước, bộ, tỉnh và thành phố) phê duyệt và đưa ra tuyển chọn, xét chọn, Nhà trường tổ chức cho các đơn vị, cá nhân trong Trường đề xuất tham gia.

3. Phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Trường Đại học Công nghệ GTVT phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Trường theo Quy định hoạt động khoa học và công nghệ của Trường.

 

Chương 3. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH  KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 10.  Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Nhà trường tập trung nguồn lực, tạo mọi điều kiện cần thiết để các tập thể, cá nhân triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã được phê duyệt theo các quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Nhà Trường tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho các tập thể, cá nhân ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu, các thành tựu KHCN trong và ngoài nước vào sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện dịch vụ KHCN; tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo.

Điều 11. Đánh giá nghiệm thu và công bố kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đánh giá nghiệm thu căn cứ vào nội dung hoạt động KHCN hoặc hợp đồng triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN.

2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp được tổ chức đánh giá nghiệm thu theo các quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

3. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện theo hợp đồng giữa Nhà trường và các tổ chức, cá nhân được tổ chức đánh giá nghiệm thu theo thỏa thuận của các bên ghi trong hợp đồng. 

4. Nhà trường và chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp có trách nhiệm đăng ký, công bố, nộp báo cáo kết quả cho các cơ quan quản lý theo quy định.

Điều 12. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ

Nhà trường chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau đầu tư tăng cường các trang thiết bị khoa học mới hiện đại, nâng cấp các phòng thí nghiệm trọng điểm và phòng thí nghiệm chuyên ngành; có kế hoạch duy trì khai thác hiệu quả các phòng thí nghiệm đã được đầu tư phục vụ cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo.

Điều 13. Hợp tác khoa học và công nghệ trong nước và ngoài nước

1. Tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác khoa học và công nghệ với các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức, cá nhân, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở trong nước; với các trường đại học, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam cư trú và định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Nội dung hợp tác bao gồm:

a) Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;

b) Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi cán bộ khoa học và các nhóm nghiên cứu;

c) Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi thông tin và kinh nghiệm quản lý KHCN;

d) Thành lập cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm chuyên ngành, liên ngành;

đ) Tham gia triển lãm, giải thưởng KHCN.

3. Nhà trường tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích sự hợp tác giữa các đơn vị và cá nhân trong Trường với các đối tác trong và ngoài nước.

Điều 14. Đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ quản lý và nghiên cứu khoa học

 Trường Đại học Công nghệ GTVT tiến hành xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ khoa học đầu ngành, cán bộ khoa học trẻ, xây dựng các nhóm nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành của trường theo kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hằng năm thông qua hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài.

Điều 15. Thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ

Nhà trường thực hiện các hoạt động thông tin KHCN, bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

2. Tổ chức tìm kiếm, thu thập, xử lý các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức, tri thức nhằm tạo lập nguồn tin khoa học và công nghệ (sách, báo, tạp chí, tập san KHCN, cơ sở dữ liệu, tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tài liệu về sở hữu trí tuệ, tài liệu về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, luận văn, luận án sau đại học và các nguồn tin khác được tổ chức, cá nhân thu thập).

3. Quản lý, lưu giữ nguồn tin khoa học và công nghệ; cung cấp, trao đổi thông tin khoa học và công nghệ; tham gia vào hệ thống thông tin - thư viện chung của các trường đại học.

4. Xây dựng các cơ sở dữ liệu tổng hợp, chuyên đề và các trang thông tin điện tử về khoa học và công nghệ; ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

5. Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của Trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Tổ chức các hoạt động thư viện, hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ về khoa học và công nghệ, hội chợ công nghệ và thiết bị.

Điều 16. Nghiên cứu khoa học của học sinh - sinh viên

1. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích HS-SV tham gia NCKH; cử cán bộ, giảng viên, giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí cho các đề tài NCKH của HS-SV.

2. Để tạo điều kiện giúp HS-SV nghiên cứu khoa học, Trường cho phép thành lập các Câu lạc bộ HS-SV nghiên cứu khoa học ở các Khoa chuyên ngành. Những Câu lạc bộ có chương trình hoạt động tốt, có định hướng nghiên cứu cụ thể sẽ được Nhà trường hỗ trợ kinh phí để hoạt động.

3. Hằng năm Nhà trường tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài NCKH của HS-SV và tổng kết hoạt động KHCN của HS-SV trong năm, tuyên dương các cá nhân, tập thể đạt thành tích trong hoạt động NCKH và đề xuất, phát động phong trào NCKH của HS-SV cho năm tiếp theo.

Những HS-SV tham gia NCKH có đề tài được nghiệm thu sẽ được Nhà trường cấp giấy chứng nhận và tùy theo kết quả đạt được sẽ được khen thưởng. Cán bộ, giảng viên, giáo viên hướng dẫn cho HS-SV làm NCKH được tính khối lượng KHCN và xét khen thưởng tuỳ theo mức độ thành công của các đề tài.

 

Chương 4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 17. Tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

1. Nhà Trường giao Phòng KHCN - HTQT thực hiện nhiệm vụ chuyên trách quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.

2. Các đơn vị, tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ trong Trường bao gồm các Cơ sở đào tạo, Viện, Trung tâm, Phòng, Ban, Khoa, Bộ môn trực thuộc Trường, các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ và tổ chức phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ.

3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện chỉ đạo hoạt động khoa học và công nghệ trong Trường gồm:

a) Hội đồng khoa học và đào tạo Nhà trường;

b) Hội đồng khoa;

c) Hiệu trưởng.

Điều 18. Nội dung quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Trường theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ của Trường cho từng giai đoạn.

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hằng năm.

4. Huy động các nguồn tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ và sử dụng nguồn tài chính theo quy định hiện hành.

5. Khen thưởng và đề xuất khen thưởng các cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên có kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ xuất sắc.

6. Định kỳ thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của Trường; xét khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành.

7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm, 5 năm và báo cáo đột xuất về kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của Trường với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tỉnh, thành phố nơi trường đặt cơ sở đào tạo.

Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ của Trường.

2. Ban hành các quy định về hoạt động khoa học và công nghệ của Trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan về hoạt động khoa học và công nghệ.

3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của Trường, Cơ sở đào tạo, Khoa, Trung tâm gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

4. Tổ chức huy động các nguồn vốn khác nhau cho hoạt động khoa học và công nghệ và sử dụng nguồn vốn theo nguyên tắc hiệu quả và phát triển tài năng trẻ.

5. Khen thưởng và vinh danh các cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên có kết quả nghiên cứu khoa học xuất sắc.

6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ.

Điều 20. Chức năng, nhiệm vụ của phòng chuyên trách trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế được Hiệu trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Trường như sau:

1. Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng liên quan tổ chức thực hiện các nội dung quản lý hoạt động khoa học và công nghệ theo Điều 18 của văn bản này;

2. Quản lý việc tổ chức, thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị, tổ chức trực thuộc Trường; tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trường.

Điều 21. Nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ

1. Cơ sở đào tạo, Viện, Trung tâm, Phòng, Ban, Khoa, Bộ môn trực thuộc Trường:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động KHCN hằng năm của đơn vị căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển KHCN chung của Nhà trường và của đơn vị;

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Phối hợp với Phòng KHCN-HTQT và các phòng chức năng có liên quan quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.

2. Bộ môn trực thuộc Khoa, Trung tâm, Viện:

- Bộ môn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ KHCN theo kế hoạch của Trường và Khoa;

- Chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức KHCN, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Trường;

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của Bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn;

- Tổ chức đánh giá công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của Bộ môn, của Khoa và của Trường theo yêu cầu của Trưởng khoa, Hiệu trưởng, Hội đồng khoa học và đào tạo;

- Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN trong lĩnh vực chuyên môn của Bộ môn;

- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ môn.

3. Viện, Trung tâm nghiên cứu trong Trường là tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở, được thành lập và hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ, có các nhiệm vụ sau:

- Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng;

- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, gắn hoạt động khoa học và công nghệ với đào tạo và thực tế sản xuất, kinh doanh.

4. Doanh nghiệp trong Trường có nhiệm vụ tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu và hàng hoá dịch vụ thuộc các ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của Trường nhằm đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, góp phần gắn nhà trường với xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển thị trường công nghệ.

5.  Các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ và các tổ chức phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ (phòng thí nghiệm, xưởng thực hành) có chức năng, nhiệm vụ được xác định trong quy chế tổ chức và hoạt động của Trường và trong quyết định thành lập. 

Điều 22. Nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức tư vấn trong Trường về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

1. Hội đồng khoa học và đào tạo của Trường tư vấn cho Hiệu trưởng về: định hướng phát triển khoa học và công nghệ, kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ; xây dựng và sửa đổi các quy chế, quy định về hoạt động khoa học và công nghệ; đánh giá công tác quản lý và thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị trong Trường.

2. Các hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng thành lập để tư vấn cho Hiệu trưởng về những vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ.

Điều 23. Trách nhiệm quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị nghiệp vụ

1. Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với Phòng KHCN - HTQT xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ KHCN của Trường, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

2. Phòng Tài chính - Kế toán phối hợp với Phòng KHCN - HTQT giúp Hiệu trưởng quản lý các nguồn kinh phí, các hoạt động thu, chi và báo cáo quyết toán trong hoạt động KHCN theo quy định hiện hành.

3. Phòng Đào tạo phối hợp với Phòng KHCN - HTQT để triển khai công tác gắn đào tạo với nghiên cứu KHCN.

4. Các trung tâm, phòng thực hành - thí nghiệm phối hợp với Phòng KHCN - HTQT xây dựng kế hoạch duy trì và tăng cường năng lực thiết bị cho các phòng thí nghiệm; tạo điều kiện để các cán bộ, giảng viên, giáo viên thực hiện nhiệm vụ KHCN.

Điều 24. Nhiệm vụ KHCN của cán bộ, giảng viên, giáo viên

Nghiên cứu KHCN là nhiệm vụ bắt buộc của cán bộ, giảng viên, giáo viên. Nhà trường quy định quỹ thời gian dành cho hoạt động KHCN đối với mỗi chức danh phù hợp với định mức thời gian làm việc của cán bộ, giảng viên, giáo viên.

1. Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ các cấp.

2. Nghiên cứu khoa học và công nghệ để phục vụ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học.

3. Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

4. Viết chuyên đề, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước.

5. Tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học của khoa, bộ môn, đơn vị; hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học.

6. Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

7. Tư vấn về chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên.

8. Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ.

9. Tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt động khác về khoa học và công nghệ.

10. Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống.

Quy định về định mức hoạt động KHCN cho các chức danh của cán bộ, giảng viên, giáo viên Trường Đại học Công nghệ GTVT được thực hiện trong Phụ lục kèm theo.

 

Chương 5. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 25. Khen thưởng

1. Cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ quản lý khoa học và công nghệ được khen thưởng, phong tặng danh hiệu vinh dự của Nhà nước theo quy định.

2. Kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của năm trước là căn cứ quan trọng để các cấp quản lý khoa học và công nghệ có thẩm quyền giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho năm kế hoạch tiếp theo.

3. Thành tích khen thưởng về hoạt động khoa học và công nghệ là căn cứ để đánh giá cán bộ, viên chức và xem xét nâng lương theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Xử lý vi phạm

1. Đối với cán bộ, giảng viên, giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tuỳ theo mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan; đồng thời số giờ không hoàn thành nhiệm vụ KHCN sẽ qui đổi thành giờ chuẩn để giảm trừ vào số giờ giảng dạy vượt định mức giờ chuẩn khi thanh toán tiền lương dạy thêm giờ.

2. Tập thể, cá nhân vi phạm chế độ, chính sách của Nhà nước trong hoạt động KHCN thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Chương 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Các Phòng ban chức năng, các Khoa, các đơn vị trực thuộc Trường chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện quy định này.

2. Căn cứ vào Quy định này, Phòng KHCN-HTQT chủ trì xây dựng Quy trình quản lý và thực hiện các hoạt động KHCN trình Hiệu trưởng xem xét phê duyệt.

3. Quy định này được áp dụng thống nhất về hoạt động khoa học và công nghệ trong toàn Trường. Trong quá trình thực hiện, nếu có ý kiến đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung, các đơn vị phản ánh về Ban giám hiệu thông qua Phòng KHCN - HTQT để trình Hiệu trưởng xem xét quyết định.

 

Phụ lục: ĐỊNH MỨC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

1. Định mức về hoạt động khoa học và công nghệ đối với cán bộ, giảng viên, giáo viên

            Trong từng năm học, mỗi cán bộ, giảng viên, giáo viên phải hoàn thành nhiệm vụ KHCN tương ứng với ngạch, chức danh hoặc vị trí công việc đang giữ và được quy đổi thành giờ chuẩn giảng dạy (gọi tắt là giờ chuẩn) như sau:

Bảng 1. Bảng định mức về hoạt động khoa học và công nghệ

Chức danh

Giáo sư và giảng viên cao cấp

Phó giáo sư và giảng viên chính

Giảng viên dạy ĐH, CĐ

Giáo viên

Dạy CĐ nghề

Định mức hoạt động KHCN (giờ chuẩn)

280

210

150

84

 

 

2. Các hoạt động khoa học và công nghệ được quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy

Các hoạt động khoa học và công nghệ được quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy được tính theo bảng dưới đây.

Bảng 2. Quy đổi các hoạt động khoa học và công nghệ ra giờ chuẩn giảng dạy

TT

Nội dung

Đơn

vị

Tổng giờ chuẩn

(TGC)

Cách phân chia

Chủ

nhiệm

Mỗi

thành viên

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Đề tài, nhiệm vụ, chương trình KHCN các cấp

 

 

 

 

1

Đề tài NCKH cấp trường

 

 

 

 

1.1

Thực hiện nghiên cứu

ĐT

150

- Nếu chỉ có 01 người thì CNĐT lấy bằng TGC.

- Nếu 02 người trở lên thì CNĐT lấy bằng 60% TGC, còn lại chia đều cho các thành viên

1.2

Ủy viên đọc phản biện đề tài

ĐT

 

 

15

1.3

Tham gia Hội đồng xét duyệt đề cương hoặc nghiệm thu cấp Trường (Chủ tịch, thư ký, ủy viên)

ĐT

 

 

10

2

Đề tài, nhiệm vụ KHCN, dự án SXTN cấp Bộ, Tỉnh, Thành phố; đề tài nhánh của đề tài Nhà nước; đề tài theo dự án quốc tế, Nghị định thư

 

 

 

 

2.1

Thực hiện nghiên cứu

ĐT

750

- CNĐT lấy bằng 50% TGC.

- Còn lại chia đều cho các thành viên

2.2

Ủy viên đọc phản biện đề tài

ĐT

 

 

30

2.3

Tham gia Hội đồng xét duyệt đề cương hoặc nghiệm thu các cấp (Chủ tịch, thư ký, ủy viên)

ĐT

 

 

20

3

Đề tài, nhiệm vụ KHCN; dự án SXTN; Chương trình KHCN cấp Nhà nước

 

 

 

 

3.1

Thực hiện nghiên cứu

ĐT

1.500

- CNĐT lấy bằng 50% TGC.

- Còn lại chia đều cho các thành viên

3.2

Ủy viên đọc phản biện đề tài

ĐT

 

 

45

3.3

Tham gia Hội đồng xét duyệt đề cương hoặc nghiệm thu các cấp (Chủ tịch, thư ký, ủy viên)

ĐT

 

 

30

4

Hướng dẫn sinh viên NCKH

 

 

 

 

4.1

Tham gia hướng dẫn

ĐT

100

GV hướng dẫn

4.2

Tham gia Hội đồng xét duyệt đề cương hoặc nghiệm thu cấp Trường (Chủ tịch, thư ký, ủy viên)

ĐT

 

 

10

II

Viết báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành

 

 

 

 

1

Bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế

Bài

280

- Nếu chỉ có 01 người viết thì lấy bằng TGC.

- Nếu có 02 người viết trở lên thì chia đều cho mỗi thành viên.

2

Bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước

Bài

150

3

Đọc phản biện bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành

Bài

 

 

20

III

Biên soạn sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, tái bản có bổ sung giáo trình

 

 

 

 

1

Biên soạn sách chuyên khảo

Quyển

500

- Nếu chỉ có 01 người thì Chủ biên lấy bằng TGC.

- Nếu đồng chủ biên thì chia đều cho các chủ biên.

- Nếu 02 người trở lên thì Chủ biên lấy bằng 60% TGC, còn lại chia đều cho các thành viên

2

Biên soạn giáo trình

Quyển

350

3

Biên soạn tài liệu tham khảo, sách bài tập, sách hướng dẫn thí nghiệm, biên dịch

Quyển

150

4

Tái bản có bổ sung sách chuyên khảo, giáo trình

Quyển

100

5

Đọc thẩm định sách, giáo trình

Quyển

 

 

50

6

Tham gia Hội đồng nghiệm thu sách, giáo trình

Quyển

 

 

30

IV

Chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội

 

 

 

 

1

Tư vấn kỹ thuật đem lại các hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Nhà trường có kinh phí:

 

 

 

 

 

  50 ÷ 250 triệu đồng

100

Chia đều cho các thành viên

 

  250 ÷ 500 triệu đồng

150

 

  > 500 triệu đồng

300

2

Tham gia thực hiện các dự án KHCN

 

 

 

 

 

  Lập dự án, xây dựng tính năng kỹ thuật dự án

DA

 

 

30

 

 Tham gia tổ tiếp nhận đào tạo chuyển giao công nghệ

Ngày

 

 

5

V

Hội thảo, hội nghị KHCN

 

 

 

 

1

Báo cáo tại hội thảo, hội nghị khoa học cấp đơn vị (khoa, phòng,…)

BC

50

- Nếu chỉ có 01 người thì chủ nhiệm lấy bằng TGC.

- Nếu 02 người trở lên thì chủ nhiệm lấy bằng 60% TGC, còn lại chia đều cho các thành viên

2

Báo cáo tại hội thảo, hội nghị khoa học từ cấp trường đại học hoặc tương đương trở lên

BC

100

VI

Các hoạt động KHCN khác

 

 

 

 

1

CB,GV tham gia hoặc hướng dẫn sinh viên tham gia cuộc thi sáng tạo kỹ thuật:

 

 

 

 

1.1

Cấp Nhà nước, Bộ, Tỉnh đạt giải:

 

 

 

 

 

- Giải nhất

CT

 

200

100

 

- Giải nhì

CT

 

150

75

 

- Giải ba

CT

 

100

50

 

- Giải khuyến khích

CT

 

50

30

1.2

Công trình đạt giải cấp Trường

CT

 

50

30

2

Một số hoạt động khác tuỳ theo nội dung, ý nghĩa khoa học cụ thể, Hội đồng KH-ĐT sẽ quyết định số giờ chuẩn

 

 

 

 

 

3. Phương pháp và thủ tục kê khai tổng khối lượng khoa học và công nghệ

a) Hằng năm, các cán bộ, giảng viên và giáo viên có trách nhiệm kê khai theo mẫu thống nhất do Nhà trường quy định có xác nhận của Trưởng đơn vị (kèm theo minh chứng) về Phòng KHCN-HTQT để quản lý, về Phòng Đào tạo để tính khối lượng công tác và về Phòng TCCB để xét thi đua. Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Nhà trường về tính xác thực của bảng kê khai và minh chứng của cán bộ, giảng viên, giáo viên mà đơn vị quản lý.

b) Phòng KHCN-HTQT thẩm định và xác định kết quả giờ chuẩn từ các hoạt động KHCN của cán bộ, giảng viên, giáo viên.

c) Trường hợp cán bộ, giảng viên, giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ KHCN, tùy theo mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại lao động và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan; đồng thời, số giờ dành cho việc nghiên cứu khoa học sẽ quy đổi thành giờ chuẩn để giảm trừ vào số giờ giảng dạy vượt định mức giờ chuẩn khi thanh toán tiền lương dạy thêm giờ.